29

Giờ Việt Nam chuẩn

Thứ Sáu ngày 29 tháng 03 2024

TG 0 - TD 0 - MP 0 ĐH 0

AAAAAA ĐƯỜNG LINK Hướng Dẫn Cài Đặt Bật ( TRONG BIOS ) MÁY TÍNH TỰ ĐỘNG BACKUP DỮ LIỆU WEB SIDE Chuyển giọng nói thành văn bản với công cụ Google Docs + Phần mềm Evernote
CHUYỂN TIỀN VIETCOMBANK - Ibanking Công cụ Xem trước Quảng cáo GOOGLE ADWORDS D/S ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Việt Nam (DM Cha)
Download Files - Upload Files ( Chia Sẻ Lưu Trữ Dữ Liệu ) DỮ LIỆU CÔNG VIỆC MẠNG (DM Cha) GIÁ VÀNG sjc - - - ++++ Lãi Suất Gửi Tiết Kiệm Các Ngân Hàng
GỬI TIN NHẮN KHÁCH HÀNG QUA http://ESMS.VN KEYWORD RANKING CHECKER seo web ( TỪ KHÓA ) ( DM CHA ) KIỂM TRA TÊN MIỀN + CHỦ SỞ HỮU TÊN MIỀN
KIỂM TRA Thứ Hạng từ khóa - seo web ( TỪ KHÓA ) ( DM CHA ) KIỂM TRA ĐỊA CHỈ IP CÓ KHÁC HAY KHÔNG + KIỂM TRA ĐỊA CHỈ IP XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU LÀM SEO - ANH TUẤN HƯỚNG DẪN
LINK TẢI PHẦN MỀM ( TỔNG HỢP ) - NHANH < UltraViewer + Teamviewer > Mạng internet cáp quang mạng Viettel + VNPT MỘT SỐ WEB BÁN HÀNG KHỦNG (DM Cha)
MUA PHẦN MỀM trực tuyến Dùng cho Công Việc TỔNG HỢP -- TRƯỜNG PHIẾU ĐỎ - HÒA NHUNG QUẢNG CÁO CỐC CỐC - TK Gmail trường 6969
QUẢNG CÁO GOOLE ADWORDS - ( https://adwords.google.com/ ) Submit link khai báo link cho bộ máy tìm kiếm. Google có Submit link TẠO GMAIL + TẠO YAHOO + FACEBOOK MỠI (DM Cha)
THIẾT BỊ MÁY TÍNH ( Mua Trên Mạng ) ZZZZZZZ https://www.blogger.com CHÍNH DÙNG OK ĐĂNG KÝ GMAIL + FACEBOOK + LINKEDIN + TWITTER + YOUTUBE ( ĐƯỜNG LINK )
C X
7 8 9 + 4 5 6 - 1 2 3 ÷ 0 . = x

+ Bệnh Ngứa: ( HTML )

A Cách chữa bệnh Của trường + Bệnh Ngứa:

** Cách 1:
b1:uống tiêu độc gan
b2: bôi Lá chua me đất + muỗi ăn dã ra lấy nước bôi >> PP OK đã dùng
hoặc Lá khế + phèn chua nấu lên bôi
hoặc lá xà cừ + muỗi ăn đun lên tắm

** Cách 2:

Dùng cây rau mùi rã lấy nước uống ( kết hợp với đun tắm ) chị hương bán nước mách )

** Cách 3:

Dùng 1/2 lọ Xanhmethylen + 1 ống tiêm Dexamethason + 2 viên Rifampicin >> Lắc đều ngày bôi 2 đến 3 lần trị bội nhiễm khuẩn )

---------------------
 
KINH NGHIỆM TRỊ NGỨA

5 mẹo chữa mề đay hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Khả năng cắt nhanh cơn ngứa, xoa dịu mẩn đỏ mà hiện tượng mề đay mang lại chính là lý do các loại thuốc điều trị được người dùng “ưu ái”. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc cũng đồng nghĩa với việc người bệnh đang tự rước vào thân những mối nguy hại cho sức khỏe.

Đầu hàng mề đay do lạm dụng thuốc tân dược

Không thể phủ nhận vai trò của các loại thuốc tân dược trong điều trị mề đay bởi khả năng cắt nhanh cơn ngứa, làm dịu những vết mẩn đỏ, thuyên giảm tình trạng bệnh hiệu quả. Nhưng song song với hiệu quả trị bệnh thì cơ thể cũng tiếp nhận đồng thời một lượng lớn hoạt chất ngoại lai mà “mặt trái” của nó có thể mang tới bất lợi cho sức khỏe mà.

Tác động của nó có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng cho cơ thể, đặc biệt là làm suy giảm chức năng gan thận. Trong khi đó, thủ phạm mang tới tình trạng mề đay không đâu xa chính là do sự ngưng trệ, độc tố tích tụ trong gan thận không được loại ra ngoài cơ thể gây nóng trong mà biểu hiện thành bệnh. Do đó, khi chức năng gan, thận càng suy giảm thì tình trạng mề đay cũng càng vì thế mà nặng hơn. Như vậy, thuốc điều trị bệnh gián tiếp làm cho tình trạng mề đay càng trở nên trầm trọng.

 

Cơn ngứa mề đay vẫn tiếp tục tái phát khi ngưng sử dụng các loại thuốc tân dược

Thêm nữa, các loại thuốc điều trị bệnh chỉ làm giảm triệu chứng mà không điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh nên không có khả năng dự phòng tái phát. Các dấu hiệu bệnh vẫn có thể đến trong những lần kế tiếp.

Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn tới nhờn thuốc, khiến thuốc không phát huy hiệu quả chữa bệnh, và tình trạng mề đay cũng vì thế mà cũng mất khả năng chế ngự.

Chữa mề đay với thảo dược tự nhiên

Thay vì phải lo lắng tới những ảnh hưởng cho sức khỏe có thể xảy tới do nhờ tới “cứu viện” là các loại thuốc điều trị, bạn hoàn toàn có thể chế ngự những triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn chặn bệnh quay trở lại với những mẹo nhỏ dưới đây:

 

Nhiều dược liệu có khả năng cắt nhanh cơn ngứa do mề đay mang lại

►Lá khế trị mề đay: Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.

Để có được hiệu quả từ bài thuốc này bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế đun sắc lấy nước uống hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả tốt trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.

►Đu đủ nấu giấm trị mề đay: Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mang đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.

►Gừng nấu đường thẻ trị mề đay: Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.

►Uống nước tía tô: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.

Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.

►Sắc uống kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.

Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.

Để tiện chia liều và dễ sử dụng, các bạn có thể sử dụng thảo dược dưới dạng siro chiết xuất sẵn tại các hiệu thuốc.

 
---------------------

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây me đất ( chua me đất )

http://ginkgobiloba.com.vn/cay-dat-chua-benh-gi.html
An thần, chữa mất ngủ
Dùng 20g chua me đất hoa vàng, lá thông đuôi ngựa 6g (cho vào nồi sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày).
Chữa huyết áp cao:
Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống trong ngày.
Chữa ho cho trẻ
Dùng một nhúm là me đất khoảng 100g, sau đó rửa sạch rồi cắt nho cho vào bát. Thêm vài viên đường phèn vào và hấp cách thủy (thường thì mình cứ đợi nồi cơm cạn rồi cho vào hấp là đơn giản nhất). Hấp xong các mẹ lấy ra để nguội, ngày cho bé uống 2 – 3 lần, mỗi lần chừng 2 thìa nhỏ là đủ.
Chữa sốt cao, trằn trọc khát nước:
Chua me đất hoa vàng một nắm, rửa sạch, giã nát, chế nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt chia ra uống dần.
Viêm họng sưng đau:
Chua me đất hoa vàng 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (2g), nhai và nuốt từ từ.
 
Chữa vàng da do viêm gan: 30g chua me đất hoa vàng tươi, sắc lấy nước, chia làm 2 – 3 lần, uống trong ngày.
Chữa kiết lỵ: Chua me đất hoa vàng phơi khô, nghiền thành bột mịn, ngày uống 3 lần (mỗi lần dùng 9g – 12g), dùng nước sôi chiêu thuốc.
Rôm sẩy, ngứa ngáy:
Lá me đất có những chất kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả, bạn có thể lấy lá me đất tươi rửa sạch vò nát và đắp trực tiếp vào chỗ ngứa. Đắp đến khi lá khô, sau đó rửa lại bằng nước muối nhạt ấm.
Hy vọng qua bài chia sẽ Cây me đất chữa bệnh gì? đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ thêm những công dụng chữa bệnh của loài cây cỏ thảo này.


---------------------
 
Công dụng và cách trị bệnh của lá tía tô
http://soha.vn/song-khoe/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-tia-to-20150407135928424.htm
 
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao.
Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo.
Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.
Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.

 

Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.


Các bài thuốc từ tía tô:
- Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
- Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
- Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
- Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
- Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao.
Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
 
 
---------------------


9 lợi ích không ngờ của quả me đối với sức khỏe

 
Không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, quả me còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống nhiễm trùng, điều trị táo bón, làm đẹp da, đặc biệt ngăn ngừa ung thư.

1. Chống viêm da, nhiễm trùng
Theo Boldsky, me được sử dụng như chất khử trùng giúp chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan trong cơ thể.
Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ trái me còn giúp khử trùng đường ruột.

2. Điều trị một số căn bệnh
Theo đông y, me được kết hợp với nhiều loại thảo dược để điều trị sốt rét rất hiệu quả. Trong khi đó, lá me được sử dụng để điều trị vàng da và viêm loét.

3. Kiểm soát cholesterol
Me chứa khá nhiều chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng với sức khỏe. Chất này có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ vậy, loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe của tim.

4. Kiểm soát huyết áp, ngừa béo phì
Trái me chứa kali cao gấp hai lần lượng kali trong trái chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp rất tốt. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.

Thành phần của quả me có chứa riboflavin, giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Vì thế, khi ăn me, các bạn vẫn có thêm năng lượng cho các hoạt động của mình. Đặc biệt, chất niacin có trong me còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, giúp tránh được bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến huyết áp.

5. Điều trị táo bón
Me cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Do đó, bổ sung me vào thực đơn hàng ngày có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

 
6. Ngăn ngừa ung thư
Quả me giàu chất chống oxy hóa, do vậy nó giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn các gốc tự do hình thành những phản ứng không mong muốn trong cơ thể.

7. Thanh lọc máu
Quả me có tác dụng lọc máu rất tốt, bởi vậy bạn nên bổ sung me vào các bữa ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

8. Tốt cho mắt
Quả me chứa một lượng vitamin A có tác dụng thiết yếu đối với tầm nhìn và giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc. Me cũng chứa một loại hóa chất đóng vai trò quan trọng như mucin (chất nhầy bảo vệ và nuôi dưỡng giác mạc).

9. Làm đẹp da
Nguồn chất chống oxi hóa dồi dào trong quả me có thể chống lại các gốc tự do - nguyên nhân làm tổn hại đến da và gây lão hóa, nếp nhăn. Nó cũng được sử dụng để điều trị phục hồi lại các khuyết tật nhỏ trên da sau khi mắc các bệnh da liễu.

 ---------------------


Trị ngứa da bằng lá trầu không, lá khế đơn giản mà hiểu quả

1. Trị ngứa da bằng lá trầu không

-Lá trầu không có tác dụng gì:
+ Lá trầu là một vị thuốc chữa ngứa da hiệu quả và có thể chữa được nhiều bệnh. Đông y đã chỉ ra nó có vị cay nồng, mang tính ẩm, có mùi thơm hắc. Lá trầu giúp trừ phong, sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy nó thường được sử dụng để chữa các chứng cảm cúm, nhức đầu, viêm họng, làm sạch các vết thương, phục hồi, sát khuẩn da…
+ Dùng lá trầu không để chữa ngứa da là lựa chọn tuyệt vời cho các bạn. Bởi trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất, tinh dầu, đường,… có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, nấm, các ký sinh trùng… ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Đặc biệt có tính sát trùng, giảm ngứa, loại bỏ tế bào mang bệnh, phục hồi da mới. Loại dược liệu này rất dễ kiếm trong tự nhiện, đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, lá trầu không được dùng để chữa ngứa da vùng kín và chữa viêm da cơ địa vô cùng hiệu quả.
– Cách trị ngứa da bằng lá trầu không:
+ Chữa ngứa da vùng kín: Rửa sạch lá trầu không rồi vò lấy nước lá, sau đó hòa thêm 1 chút nước sạch cho loãng ra rồi dùng nước này để rửa nhẹ nhàng vùng kín. Cuối cùng bạn hãy dùng khăn mềm để lau khô cơ quan sinh dục.
+ Chữa viêm da cơ địa: làm sạch da, lấy lá trầu vò nát rồi chà lên vùng da bị bệnh. Hoặc cắt nhỏ lá, cho vào một cốc nước rồi dội nước sôi vào, để một lúc cho vị thuốc thôi ra thì lấy nước đó rửa vết thương. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá trầu không để tắm. Cho lá vào nước và đun sôi kĩ, sau đó lấy dung dịch đó pha loãng ra làm nước tắm, phần bã có thể dùng để đắp. Sử dụng cách này hàng ngày để nhanh có tác dụng nhanh chóng.
Tuyệt đối không ngâm hay thụt rửa vùng kín trong nước lá trầu không quá lâu vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.Các bạn cần lưu ý, khi mua lá trầu không ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

 

2. Trị ngứa da bằng lá khế

– Lá khế có tác dụng gì:

+ Theo Đông y, khế vị chua ngọt, có tính sáp, bình, không độc; chủ trị phong, nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát (chữa khát). Dân gian thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn); có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên; còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Quả dùng lấy nước ép uống cho mát, chữa bệnh scobut.
– Cách chữa ngứa da bằng lá khế:
+ Dùng lá khế tươi: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
+ Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi cho thêm 2 thìa café muối trắng. Khi nước đã nguội chỉ còn hơi ấm, bạn dùng một chiếc khăn mềm và dùng nước đó để lau lên người và tắm lại bằng nước sạch. Để cho tác dụng của lá khế hiệu quả hơn, các mẹ có thể vắt thêm ½ quả chanh vào nước tắm.

 

---------------------

Phòng tránh ngứa da tại nhà
+ Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, nơi ở thoáng mát, tránh ô nhiễm. Khi ra đường nên đeo khẩu trang, mặc quần áo thoải mái, sạch sẽ, tránh dùng các loại xà phòng có mùi thơm nồng nặc.
+ Cẩn thận với các loại hóa chất: thành phần hóa học có mặt ở khắp các vật dụng mà chúng ta sử dung hằng ngày, khi mua bất cứ món hàng nào bạn cũng nên để ý đến thành phần, nhà sản xuất có uy tín không và thời lượng sử dụng trong bao lâu.
+ Nên tránh tắm rửa quá nhiều hoặc tắm quá lâu trong bồn hay vòi nước nóng rất dễ khiến da bị khô gây nên tình trạng viêm da dị ứng.
+ Ăn uống cũng góp phần làm bệnh phong ngứa không có điều kiện quấy nhiễu. Những thực phẩm bạn nên ăn nhiều là rau, củ, quả và đương nhiên những chất đạm, kali, canxi,… cần thiết có trong thịt, cá cũng nên được bổ sung đầy đủ. Những món từ biển không cần kiêng cữ nhiều nhưng cần biết tiết chế….
Hi vọng với cách Trị ngứa da bằng lá trầu không, lá khế đơn giản mà hiểu quả trên giúp các bạn nhanh chóng đẩy lùi các cơn ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời hiểu thêm về những tác dụng tuyệt vời của lá trầu không, lá khế đối với sức khỏe. Hãy chăm sóc bản thân luôn khỏe mạnh nhé!

---------------------
 

Thông tin cho bạn:
Sau nhiều công trình nghiên cứu công phu được thực hiện cả trong nước và nước ngoài, các nhà khoa học nhận thấy cây Chay bắc bộ có tiềm năng trở thành một loại thuốc mới đặc biệt chữa bệnh tự miễn, căn bệnh hiểm mà cả thế giới đang bế tắc trong điều trị. Hiện nay các nhà khoa học đã chuyển giao công trình nghiên cứu để sản xuất sản phẩm từ chiết xuất chuẩn hoá của Chay Bắc bộ phục vụ người bệnh trong nước.

Thực phẩm chức năng Chay Tuệ Linh.

Chiết xuất chuẩn hóa từ lá Chay

-Thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

-Giúp làm giảm mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

-Giúp làm giảm triệu chứng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.

 


Trường ( Zalo 0898 265 2.. ) - ( ĐT 0937 ) - TS 8267 / 8265 - ĐH 6549 / 6550 / 7257 - MABV 3216 / 61 - 3217 / 61