25

Giờ Việt Nam chuẩn

Thứ Năm ngày 25 tháng 04 2024

TG 0 - TD 0 - MP 0 ĐH 0

AAAAAA ĐƯỜNG LINK Hướng Dẫn Cài Đặt Bật ( TRONG BIOS ) MÁY TÍNH TỰ ĐỘNG BACKUP DỮ LIỆU WEB SIDE Chuyển giọng nói thành văn bản với công cụ Google Docs + Phần mềm Evernote
CHUYỂN TIỀN VIETCOMBANK - Ibanking Công cụ Xem trước Quảng cáo GOOGLE ADWORDS D/S ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Việt Nam (DM Cha)
Download Files - Upload Files ( Chia Sẻ Lưu Trữ Dữ Liệu ) DỮ LIỆU CÔNG VIỆC MẠNG (DM Cha) GIÁ VÀNG sjc - - - ++++ Lãi Suất Gửi Tiết Kiệm Các Ngân Hàng
GỬI TIN NHẮN KHÁCH HÀNG QUA http://ESMS.VN KEYWORD RANKING CHECKER seo web ( TỪ KHÓA ) ( DM CHA ) KIỂM TRA TÊN MIỀN + CHỦ SỞ HỮU TÊN MIỀN
KIỂM TRA Thứ Hạng từ khóa - seo web ( TỪ KHÓA ) ( DM CHA ) KIỂM TRA ĐỊA CHỈ IP CÓ KHÁC HAY KHÔNG + KIỂM TRA ĐỊA CHỈ IP XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU LÀM SEO - ANH TUẤN HƯỚNG DẪN
LINK TẢI PHẦN MỀM ( TỔNG HỢP ) - NHANH < UltraViewer + Teamviewer > Mạng internet cáp quang mạng Viettel + VNPT MỘT SỐ WEB BÁN HÀNG KHỦNG (DM Cha)
MUA PHẦN MỀM trực tuyến Dùng cho Công Việc TỔNG HỢP -- TRƯỜNG PHIẾU ĐỎ - HÒA NHUNG QUẢNG CÁO CỐC CỐC - TK Gmail trường 6969
QUẢNG CÁO GOOLE ADWORDS - ( https://adwords.google.com/ ) Submit link khai báo link cho bộ máy tìm kiếm. Google có Submit link TẠO GMAIL + TẠO YAHOO + FACEBOOK MỠI (DM Cha)
THIẾT BỊ MÁY TÍNH ( Mua Trên Mạng ) ZZZZZZZ https://www.blogger.com CHÍNH DÙNG OK ĐĂNG KÝ GMAIL + FACEBOOK + LINKEDIN + TWITTER + YOUTUBE ( ĐƯỜNG LINK )
C X
7 8 9 + 4 5 6 - 1 2 3 ÷ 0 . = x

Các Bài Thuốc Dân Gian - chuẩn ( HTML )

Các Bài Thuốc Dân Gian

 
 
BÀI THUỐC GIẢI RƯỢU
Chủ trị : sayrượu , nhiễm độc rượu , Dược vị : Cà Gai Leo , sắn dây , actiso , giả cổ lam 
 
CÔNG THỨC
 
Cà Gai Leo,sắn dây,actiso,giả cổ lam,
CÁCH BÀO CHẾ
 
Pha vào nước 20ml sau đó quậy điều
CÁCH SỬ DỤNG
 
Uống 1-2 gói trước khi uống rượu 30 phút ,sau khi uống rượu uống 1-2 gói
 
------------------------------------------------------
 
NGỘ ĐỘC NẤM
Chủ trị : Ngộ độc nấm , thần kinh rối loạn 
 
BIỂU HIỆN
 
Trong thiên nhiên có nhiều loại nấm độc gây chết người. Nấm độc thường có một số đặc tính riêng: mũ nấm thường có màu sắc sặc sỡ, thân giòn, dễ gẫy. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó phân biệt, vì vậy tuyệt đối không nên ăn các loại nấm lạ. Khi bị ngộ độc nấm, cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng, cho uống nước muối, mùn thớt… làm cho nấm độc ra khỏi dạ dày rồi đưa ngay đến bệnh viện. Trong lúc chờ đưa tới bệnh viện, tạm thời có thể sử dụng một số bài thuốc Nam
 
CÔNG THỨC
 
-  Ngọn Khoai lang non khoảng 50 ngọn, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống.
-  Cành lá Kinh ngân non rửa sạch bằng nước sôi để nguội, nhai và nuốt dần.
-  Đậu xanh 40g, Cam thảo 10g, sắc nước uống liên tục từng bát lớn.
-  Rau Muống tươi khoảng một kg, giã nát vắt lấy nước, uống một lượng lớn sẽ có tác dụng giải độc nhất định.
-  Đối với trường hợp thần kinh rối loạn, cuồng táo tác dụng tương đối tốt; đối với trường hợp đã bị hôn mê thì tác dụng kém hơn. Nếu sắc Cam thảo (120g), Kim ngân hoa (30g) chắt lấy nước, hòa với nước cốt rau Muống mà uống thì tác dụng mạnh hơn. Bài thuốc này còn có thể dùng giải độc khi ăn phải lá ngón, trúng độc thuỷ ngân.
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Giã nát, giã nát vắt lấy nước
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
uống. Điều trị 20 – 30 ngày là một liệu trình.
 
HIỆU QUẢ THEO PHẢN HỒI
 
Ngày nay, tình trạng ngộ độc thức ăn diễn ra khá phổ biến. Ngộ độc thức ăn dù nhẹ hay nặng cũng đều cần có những sơ cứu ban đầu để đưa thức ăn bị ngộ độc ra khỏi dạ dày trước khi đưa đến bệnh viện nhằm giảm bớt mức độ nguy hiểm cho người bị ngộ độc... Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu ngộ đôc thức ăn để có thể áp dụng khi cần.Dược vị : Ngọn Khoai lang , Kinh ngân , Đậu xanh , Cam thảo , Rau Muốn
------------------------------------------------------
 
CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TỪ CÂY DẠ CẨM
Chủ trị : Chữa sưng khớp , Chữa đau viêm loét dạ dày , Chữa lở loét miệng lưỡi do nóng ,
 
Dược vị : Cây dạ cẩm
 
BIỂU HIỆN
 
Đau viêm loét dạ dày
 
CÔNG THỨC
 
Bài 1: Dạ cẩm ngày 20 – 40g, rửa sạch cho 500ml nước
Bài 2: Cây dạ cẩm 300g, đường 900g
Bài 3: Dạ cẩm 20g,  lô hội 20g, nghệ vàng (tán bột mịn) 12g, cam thảo 6g
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Bài 1: Đun lửa nhỏ còn 150ml nước.
Bài 2: Nấu thành cao hoặc chế si rô
Bài 3: Sắc
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
 
Bài 1:Chia 2 lần uống lúc đau hoặc trước bữa ăn. Dùng liền 10 ngày.
Bài 2: Uống mỗi ngày với lượng thuốc cao hay si rô tương đương với 20g dạ cẩm. Uống trong 30 ngày.
Bài 3: Uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10g uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 20 – 30 ngày là một liệu trình.
 
CÂU CHUYỆN
 
Cây dạ cẩm còn có tên gọi là cây loét mồm, đứt lướt, ngón cúi, ngón lợn. Người Tày gọi là chạ khẩu cắm, người Dao gọi là sán công mía. Là loại cây leo, thân hình trụ, tại những đốt phình ra. Lá đơn, nguyên, hình bầu dục, mọc đối, đầu nhọn. Cụm hoa hình xim hai ngả, tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, màu trắng. Quả nang nhỏ có nhiều hạt đen.
------------------------------------------------------
 
CHỮA HO CHO TRẺ
 
Chủ trị : Ho cho trẻ 
 
Dược vị : Gừng , Nghệ vàng , Chanh , Mật ong
 
BIỂU HIỆN
 
Thời tiết thay đổi, người lớn và trẻ em thường gặp phải những bệnh đường hô hấp, ho, đau họng, viêm hô hấp trên…
 
CÔNG THỨC
 
Gừng: 1 củ
Nghệ vàng: 1 củ
Chanh: 1 quả
Mật ong: 1 lọ nhỏ
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Rửa sạch các loại củ và quả sau đó  cắt chanh làm 7 lát mỏng , cắt gừng thành 7 lát mỏng, nghệ vàng cắt 3 lát mỏng phần còn lại để lần sau làm tiếp. Cho tất cả vào một bát ăn cơm nhỏ rồi đổ mật ong  sâm sấp vào. Sau đó cho vào nồi hấp hoặc cho vào nồi cơm điện hấp khoảng 15 – 20 phút.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Hấp xong bỏ ra để nguội rồi cho trẻ uống trong vòng 1 ngày, mỗi lần uống 1 thìa cà phê.
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC CHỮA VIÊM PHẾ QUẢN
Chủ trị : Sơ phong , thanh nhiệt , tuyên phế , chỉ khái , Trị viêm đường hô hấp , cảm cúm , viêm phế quản thuộc chứng phong nhiệt. 
 
Dược vị : Tang diệp , Cúc hoa , Hạnh nhân , Liên kiều , Cát cánh , Lô căn , Bạc hà , Cam thảo
 
BIỂU HIỆN
 
Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Điều kiện thông thường, viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp do lạnh hay vấn đề khác. Viêm phế quản mãn tính, tình trạng nghiêm trọng hơn, là kích thích thường xuyên hoặc viêm niêm mạc của các ống phế quản, thường là do hút thuốc lá.
Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại cơn viêm phế quản, có thể có viêm phế quản mãn tính và đòi hỏi chăm sóc y tế. Viêm phế quản mãn tính là một trong những điều kiện đưa đến bệnh phổi tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).
Điều trị viêm phế quản tập trung vào làm giảm các triệu chứng và giảm bớt khó thở.
 
 
CÔNG THỨC
 
Quế chi 12g 
Thược dược 9g 
Cam thảo 6g 
Ma hoàng 6g 
Sinh khương 5 lát 
Bạch truật 15g 
Tri mẫu 12g 
Phòng phong 12g 
Phụ tử 8g
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Sắc uống
 
KIÊNG KỴ
 
Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn bắp
Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.
Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC CHỮA VIÊM KHỚP
 
Chủ trị : viêm khớp , viêm khớp dạng thấp 
 
Dược vị : Quế chi , Thược dược , Cam thảo , Ma hoàng , Sinh khương , Bạch truật , Tri mẫu , Phòng phong , Phụ tử
 
BIỂU HIỆN
 
Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.
Người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và vận động kém đi. Không giống như một số dạng viêm khớp khác, viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Thấp khớp – dạng phổ biến thứ hai của bệnh viêm khớp – ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài các khớp. Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất.
 
CÔNG THỨC
 
Quế chi 12g 
Thược dược 9g 
Cam thảo 6g 
Ma hoàng 6g 
Sinh khương 5 lát 
Bạch truật 15g 
Tri mẫu 12g 
Phòng phong 12g 
Phụ tử 8g
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Sắc uống. Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ miệng khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác thì cần phải thêm bổ âm thanh nhiệt (sinh địa 20g, huyền sâm 8g, sa sâm 8g)
 
KIÊNG KỴ
 
Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn bắp
Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.
Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. 
------------------------------------------------------
 
PHÁ ẨM HOÀN
 
Chủ trị : Hàn ẩm đình tụ lại không tan , nôn ra đờm , đầu váng muốn ngã , ngực không khoan khoái. 
 
Dược vị : Bạch truật , Can khương , Chỉ thực , Nhục quế , Tuyền phúc hoa , Xích phục linh
 
CÔNG THỨC
 
Bạch truật .........................................................530g
Can khương (bào) ............................................180g
Chỉ thực (sao lúa) .............................................. 60g
Nhục quế (bỏ vỏ) .............................................180g
Tuyền phúc hoa ............................................... 240g
Xích phục linh (bỏ vỏ) .....................................120g
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Tán bột. Trộn miến làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Mỗi ngày uống 50 viên với nước nóng.
 
------------------------------------------------------
 
CHỮA BỆNH DẠ DÀY
 
Chủ trị : dau da day , view loet da day , dau bụng 
 
Dược vị : thuoc nam tay ket hop , thuoc bac nam ket hop , thuoc dong y
 
BIỂU HIỆN
 
Đau dạ dày là một bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố sinh hoạt, ăn uống. Chị Nguyễn Thị N ở Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội bị viêm loét dạ dày tá tràng. Chị có điều trị bằng thuốc tây nhiều lần nhưng cứ được một thời gian chị lại bị lại và thường nặng hơn so với lần trước. Chị rất lo sợ bệnh sẽ tái phát vì mỗi lần bệnh tái phát cuộc sống của chị lại bị ảnh hưởng. Sau đó chị N chuyển sang điều trị bằng thuốc đông y. Sau 4 tháng uống thuốc đông y của Lương y  Nguyễn Hữu Toàn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của chị cũng đã ổn định trở lại. Các bác sĩ của phòng khám khuyên chị sau khi dùng thuốc điều trị ổn định bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý mới không bị tái phát. 
 
 
 
CÔNG THỨC
 
Lần này chị N quyết tâm thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Chị không còn bỏ bữa như trước nữa mà ăn uống đúng giờ hơn. Trước đây bữa trưa chị hay ăn cơm văn phòng, hoặc cơm bụi. Bây giờ buổi sáng chị dậy sớm đi chợ, mua đồ ăn tươi ngon về nấu cơm cho cả gia đình ăn. Nhờ thế các thành viên trong gia đình cũng ít phải ra ngoài ăn hơn.
Thấm thía những cơn đau dạ dày mỗi khi xuất hiện nên bây giờ chi N cũng cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Ngày trước các loại quả như dứa, đu đủ, hay xoài xanh, cóc luôn có trong danh mục các đồ ăn vặt của chị N thì bây giờ chị hạn chế chúng. Ngoài ra chị cũng không uống hoặc ăn thức ăn nhiều gia vị như ớt và hạt tiêu.
Ngoài việc chú trọng chế độ ăn uống, sinh hoạt chị N cũng chú ý tới việc rèn luyện sức khỏe, đi bộ vào buổi sáng và buổi tối. Nhờ những việc làm trên mà bệnh dạ dày của chị N không bị tái phát lại nữa.
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Lương y Nguyễn Hữu Toàn chia sẻ: Bệnh dạ dày trước đây thường gặp ở lứa tuổi trung niên là chủ yếu thì một vài năm trở lại đây, bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Thanh niên bị mắc bệnh dạ dày ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, và được coi là một trong những bệnh của xã hội hiện đại. Thói quen ăn uống, sinh hoạt, thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, uống rượu bia nhiều, … Vì thế mà việc điều trị bệnh dạ dày bây giờ cũng khác so với trước đây rất nhiều. 
Nếu như trước đây bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của dòng họ anh nổi tiếng khắp đất Hà Nội, Hải Phòng, những người bị chỉ cần uống vài thang là có kết quả thì hiện nay đa số người bệnh dạ dày tìm đến chỗ ông chữa đều đã trải qua liệu trình điều trị tây y khá dài, đã bị nhờn thuốc, do đó khi chuyển sang điều trị đông y thời gian điều trị vì vậy mà cũng kéo dài hơn. Trường hợp nhẹ thì liệu trình đầu tiên đã có tác dụng, nặng thì phải 3-4 liệu trình dùng thuốc liên tục mới khỏi được. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc người bệnh cần kiêng không ăn đồ chua, đồ cay, rau muống sống, đỗ xanh, không được uống bia rượu,… và cần chú ý chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi. Đặc biệt sau khi điều trị các triệu chứng đã ổn định, thời gian đầu người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống để dạ dày có thời gian hồi phục hoàn toàn, tránh để bệnh tái lại sẽ khó điều trị hơn.
Lương y Toàn cũng cho biết: bài thuốc chữa bệnh dạ dày gồm rất nhiều vị trong đó không thể thiếu một số vị cơ bản: bạch truật, bạch thược, ô tặc cốt, sài hồ, mộc hương,…đều cần trải qua quá trình chế biến chuẩn mới có thể đạt được hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Theo địa chỉ Lương y Nguyễn Hữu Toàn cho, phóng viên tìm tới nhà của chị Phạm Ngọc Hương, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Chị Hương nhớ lại: 4 năm trước tôi thường xuyên bị cơn đau dạ dày hành hạ, cứ ợ chua, ợ hơi liên tục, uống và điều trị nhiều loại thuốc tây y mà không có kết quả. Cứ ăn vào là bị đau, lúc đau lâm râm, lúc lại đau quằn quại, nhiều lúc đau quá phải xin nghỉ làm. Thấy tôi bị bệnh này hành hạ, mà chữa nhiều nơi không khỏi, chị đồng nghiệp có giới thiệu đến chỗ của Lương y Nguyễn Hữu Toàn ở số 4, ngõ 172, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội để khám và điều trị. Sau khi uống đợt thuốc đầu tiên của bác sĩ Toàn, bệnh của tôi thuyên giảm hẳn, sau đó tôi cắt thêm một đợt nữa uống thì khỏi hẳn. Từ đó tới giờ tôi không bị đau lại nữa, và ăn uống cũng không còn phải kiêng khem như trước.
Trường hợp của bệnh nhân của anh Bùi Xuân Lộc, sinh năm 1966, ở Ninh Bình bị viêm loét đường cong, có đầy hơi trướng bụng, ít ợ hơi, bị sôi bụng, ăn không tiêu, thỉnh thoảng bị đau tức vùng thượng vị, đại tiện phân nát không nhầy, đi thoả mái, lưỡi nhạt, rêu vàng, miệng háo, thường xuyên bị đầy trướng bụng, khó tiêu. Sau khi uống 20 thang thuốc bắc sắc uống hàng ngày và một lọ dạ dày viên, các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đau tức vùng thượng vị đã ổn định hoàn toàn, ăn đồ lạ không bị đi ngoài như trước nữa.
 
KIÊNG KỴ
 
Trong số những bài thuốc bí truyền được ông nội truyền cho, Lương y Nguyễn Hữu Toàn đặc biệt quan tâm tới căn bệnh dạ dày bởi theo ông: dạ dày là bộ phận quan trọng trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, duy trì sự sống. Bệnh dạ dày nếu không được điều trị có thể phát sinh ra nhiều bệnh khác, trong đó nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, tỷ lệ điều trị thành công rất nhỏ.
 
------------------------------------------------------
 
Á SỪNG
 
Chủ trị : Khô ráp , róc da , nứt nẻ da 
 
Dược vị : Lá sung , đu đủ , khoai tây
 
BIỂU HIỆN
 
Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn. 
 
CÔNG THỨC
 
Lá sung một nắm, lá đu đủ tía một nắm, hai củ khoai tây (luộc chín). một  bó chè tươi (xanh)
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Cho 3 vị trên giã nhỏ. Lấy một  bó chè tươi (xanh) nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
lấy nước chè này rửa nơi bị bệnh cho sạch sau đó lấy thuốc đã chế sẵn ở trên bó vào rồi băng lại, để qua đêm sáng lấy ra, rửa lại bằng nước chè ấm ấm. Bài thuốc này thực hiện bằng cách dùng  mỗi ngày làm vài lần như vậy sẽ rất hiệu quả.
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC TRỊ MỒ HÔI TAY CHÂN
 
Chủ trị : mồ hôi nhiều 
 
Dược vị : Mạch môn Qui đầu Hoàng kỳ Ngũ vị Tang diệp Thục địa Hoàng cầm Hoàng liên Hoàng bá Sinh địa Tang chi
 
BIỂU HIỆN
 
Triệu chứng: Ra mồ hôi chân tay là một bệnh thường thường gặp ở tuổi dưới 50, chân tay người bệnh ra nhiều mồ hôi, có khi chẩy thành giọt đầm đìa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Y học hiện đại thường dùng phương pháp ngoại khoa, cắt hạch giao cảm sau lưng làm cho tay không ra mồ hôi nữa, tuy nhiên nhiều trường hợp xẩy ra hiện tượng ra mồ hôi bù ở nách và bẹn, đồng thời lòng bàn tay bàn chân thường bị quá khô.Mồ hôi tay chân ra nhiều, chẩy ròng ròng, lòng bàn tay nóng
 
CÔNG THỨC
 
Mạch môn 12g
Qui đầu 12g
Hoàng kỳ 70g
Ngũ vị 8g
Tang diệp 40 g
Thục địa 12g
Hoàng cầm 6g
Hoàng liên 4g
Hoàng bá 6g
Sinh địa 8g
Tang chi 10g
 
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
ngâm rượu uống
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
ngâm rượu uống
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC CHỮA TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ
 
Chủ trị : tiểu không tự chủ , trị tiểu thường xuyên , tiẻu liên tục 
 
Dược vị : A giao , Lộc nhung , Mẫu lệ , Tang phiêu tiêu
 
BIỂU HIỆN
 
Tiểu không tự chủ là tình trạng không kiểm soát được sự bài tiếtnước tiểu. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau từ rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi ho, hắt hơi... đến lượng nước tiểu thoát ra nhiều, ồ ạt khi có sự thôi thúc cấp bách.
Tiểu không tự chủ là một chứng bệnh rất thường gặp, có thể xảy ra ở hai giới nhưng chiếm đa số ở phụ nữ.
Bình thường khi bàng quang chứa đầy nước tiểu (300 - 400ml), sẽ gửi tín hiệu lên hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang và lập tức cơ vòng bàng quang sẽ giãn ra để nước tiểu thoát ra ngoài. Sau khi tiểu xong, bàng quang xẹp xuống và cơ vòng bàng quang sẽ co lại không cho nước tiểu thoát ra. Ngoài cơ vòng bàng quang tham gia bài tiết nước tiểu, còn có sự phối hợp của cơ bàng quang và sự hỗ trợ của các cơ sàn chậu. Khi quá trình trên bị rối loạn do nhiễm trùng, chấn thương… sẽ gây ra tiểu không tự chủ.
 
CÔNG THỨC
 
A giao 120g 
Lộc nhung 40g 
Mẫu lệ 40g 
Tang phiêu tiêu 40g
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Tán bột
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
uống lần 10g hòa với nước ấm, ngày 2 lần
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC BỆNH TIÊU HÓA BẰNG KHOAI TÂY
 
BIỂU HIỆN
 
Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa bệnh. Các nhà khoa đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn đặc biệt...
Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa bệnh. Các nhà khoa đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn đặc biệt, có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Nước ép khoai tây giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, tạo một lớp bảo vệ che phủ vết loét, từ đó giúp chữa lành vết thương.
Nước ép khoai tây điều hòa hệ tiêu hóa.
Uống một ly nước khoai tây mỗi ngày sẽ giúp chữa bệnh gút, hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga để chữa một số bệnh về tim. Người dân Nhật Bản thường sử dụng nước ép khoai tây để điều trị viêm gan.
Trong Đông y, củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, tiêu viêm. Củ khoai tây chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm da, say nắng... Hoa khoai tây chữa bệnh tăng huyết áp và làm nguyên liệu chiết lấy rutin để chữa bệnh. Trong công nghiệp dược phẩm chúng được chiết lấy solanin để làm thuốc giảm đau, chữa dị ứng, chống hen, viêm phế quản, động kinh.
 
CÔNG THỨC
 
Chữa đau và viêm loét hành tá tràng: khoai tây mới thu hoạch, để cả vỏ.
Chữa đau dạ dày: Dùng khoai tây một lượng vừa phải.
Chữa táo bón mạn tính: khoai tây.
Chữa tiêu hóa kém, buồn nôn: khoai tây 100g, gừng tươi 10g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt).
Điều hòa chức năng tiêu hóa: khoai tây 1-2 củ.
Chữa say nắng, nhức đầu, sốt: khoai tây.
Chữa quai bị: củ khoai tây.
Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: khoai tây.
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Chữa đau và viêm loét hành tá tràng: Rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay sinh tố hoặc dùng cối giã nát, chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong.
Chữa đau dạ dày: Rửa sạch, thái thành lát mỏng, chần qua nước sôi, trộn với tỏi, nước gừng tươi.
Chữa táo bón mạn tính: Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
Chữa tiêu hóa kém, buồn nôn: Tất cả giã nát, trộn đều.
Điều hòa chức năng tiêu hóa: Dùng than củi nướng chín, bóc vỏ, ăn lúc còn nóng.
Chữa say nắng, nhức đầu, sốt: Gọt vỏ giã nát hoặc thái lát mỏng.
Chữa quai bị: Mài với giấm, lấy nước bôi vào chỗ sưng đau.
Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: Rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày 2-3 lần.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Chữa đau và viêm loét hành tá tràng: Chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong uống trước bữa ăn nửa giờ, ngày 2-3 lần.
Chữa đau dạ dày: Dùng làm món rau trong bữa ăn hàng ngày.
Chữa táo bón mạn tính: Uống 3 lần 1 ngày trước các bữa ăn, mỗi lần một nửa chén con hoặc uống trước khi đi ngủ.
Chữa tiêu hóa kém, buồn nôn: Chắt nước uống.
Điều hòa chức năng tiêu hóa: Ăn lúc còn nóng.
Chữa say nắng, nhức đầu, sốt: Đặt lên trán hoặc thái dương.
Chữa quai bị: Lấy nước bôi vào chỗ sưng đau.
Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: Đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày 2-3 lần.
 
KIÊNG KỴ
 
Luôn sử dụng phần khoai tây tươi, không dùng củ khoai tây đã mọc mầm hay vùng khoai tây có mầm dễ gây ngộ độc.
------------------------------------------------------
 
VIÊM BÀNG QUANG CẤP TÍNH
 
Chủ trị : Chữa viêm bàng quang cấp tính 
 
Dược vị : Bồ công anh , thài lài tía , rau má , mã đề , cam thảo dây , mộc thông.
 
BIỂU HIỆN
 
Viêm bàng quang là một bệnh khá phổ biến. Theo Đông y, viêm bàng quang cấp và mạn tính là một bệnh thuộc phạm vi chứng ngũ lâm. Nguyên nhân là do thấp nhiệt xâm nhập cơ thể gây ra bệnh cấp tính. Nếu cơ thể âm hư hay huyết nhiệt, thấp nhiệt tiếp tục tồn tại gây ra bệnh mạn tính. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị theo từng thể bệnh.
Viêm bàng quang cấp tính: Người bệnh có biểu hiện đái dắt, đái buốt, đau tức vùng hạ vị, đái ra máu, sốt, lưỡi vàng, táo bón, mạch huyền sác. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp
 
CÔNG THỨC
 
Bài 1: bồ công anh 20g, thài lài tía 12g, rau má 12g, mã đề 16g, cam thảo dây 12g, mộc thông 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Đạo xích tán: sinh địa 12g, mộc thông 12g, cam thảo 6g, lá tre 16g, đăng tâm 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Chỉ trọc cố bản giao nhị thang: hoàng bá 12g, hoàng liên 12g, thổ phục linh 8g, mộc thông 8g, trư linh 8g, sa tiền 16g, hoạt thạch 8g, bán hạ chế 8g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Bát chính tán gia giảm: sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, biển súc 12g, mộc thông 6g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, tỳ giải 20g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu tiểu ra máu thêm sinh địa 12g, chi tử sao đen 12g, rễ cỏ tranh 12g.
- Nếu đau tức, trướng, co thắt vùng bàng quang hạ vị thêm ô dược 8g, khổ luyện tử 8g.
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Sắc 
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Uống ngày 1 thang.
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC 1   CHỮA SỎI THẬN TỪ DỨA
 
Chủ trị : sỏi thận , sỏi mật 
 
Dược vị : dứa
 
BIỂU HIỆN
 
Sỏi thận là một khối rắn bao gồm một tập hợp các hạt tinh thể nhỏ. Có thể có một hay nhiều sỏi xuất hiện cùng lúc trong thận hay trong niệu quản.
 
Các triệu chứng
Đau sườn hay đau lưng
Một hay cả hai bên sườn
Đau tăng dần
Đau nặng
Đau bụng (giống co thắt)
Có thể tỏa ra hay di chuyển xuống vùng dưới sườn, khung chậu, háng, cơ quan sinh dục ngoài
Buồn nôn, nôn
Đi tiểu thường xuyên/khẩn cấp, gia tăng (cảm giác muốn đi tiểu kéo dài)
Máu trong nước tiểu
Đau ở vùng bụng
Đi tiểu đau
Ngắt quãng khi đi tiểu
Đau tinh hoàn
Đau háng
Sốt
Ớn lạnh
Màu nước tiểu bất bình thường
 
CÔNG THỨC
 
Dứa
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
 Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non.
Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, rồi đi tiểu.
 
----------------------
 
Trong dân gian vẫn truyền lại các bài thuốc dùng quả dứa chữa bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu như sau:
- Lấy một quả dứa, khoét 1 lỗ và cho vào đó 0,3g phèn chua. Ninh quả dứa trong 3 giờ, sau đó ăn cả miếng và nước.
Dùng liên tục mỗi ngày một quả trong vòng 7 ngày liền. Đã có nhiều trường hợp áp dụng cho kết quả rất tốt.
- Nướng quả dứa trên lửa cho cháy vỏ ngoài rồi ép lấy nước trộn với 1 quả trứng gà đánh nhuyễn, uống 1 lần. Nên uống liền 3 ngày và 2 lần/1 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.
- Lấy một quả dứa, gọt vỏ, khoét 1 lỗ 3 cm, đổ 1 ít phèn chua vào và cắt phần trên của quả dứa dùng làm nắp đậy.
Bỏ vào lò nướng, nướng chín vàng và cho vắt lấy nước khoảng được 2 ly. Tối đi ngủ uống 1ly để cho sạn thận và bàng quang mềm ra.
Sáng dậy uống ly còn lại để cho sạn vỡ ra, rồi chúng theo nước tiểu ra ngoài.
Những cách chữa bệnh trên thực sự rất đơn giản, nguyên liệu thì dễ tìm nhưng kết quả mang lại cho người bệnh lại rất khả quan.
Trên thực tế đã có rất nhiều người áp dụng cách chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa và họ đã không còn cảm giác đau bụng, đau thắt lung, mệt mỏi...
 
BÀI THUỐC  2  CHỮA SỎI THẬN TỪ ĐU ĐỦ
 
TRỊ BỆNH SỎI THẬN BẰNG ĐU ĐỦ XANH
 
Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận. Yên tâm cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà bạn.
 
CÁCH LÀM:
 
Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẻ hếtSau 7-10 ngày đi khám lại xem kích thước sỏi có bị mòn bớt không. Nếu có dấu hiệu suy giảm nên cách 1-2 tháng sau ăn lại.
 
Ngoài dùng trái đu đủ xanh chữa bệnh bạn cũng có thể dùng hoa đu đủ trị sỏi thận cũng rất hiệu quả: Dùng hoa đu đủ đực giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống ngày ba lần cũng có tác dụng chữa sỏi thận.
 
 Lưu ý:
- trong quá trình chữa bệnh, người bệnh nên uống thêm nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và hạn chế các loại thực phẩm nhiều canxi.
 
- Trước khi áp dụng phương pháp chữa sỏi thận này người bệnh cũng nên đi khám xem mình bị loại sỏi thận nào  để kết hợp với các phương pháp điều trị khác cho hiệu quả nhất.
 
Sau đây là các bài thuốc quí chữa bệnh dân gian từ cây Đu đủ
 
1. Lá non Đu đủ, thêm củ tỏi xào, chịu khó ăn vào, sỏi nào củng hết.
 
2. Nụ hoa Đu đủ, hấp ủ mật ong, nuốt vô đáy lòng, ho gì củng khỏi .
3. Nhựa hoa Đu đủ, trị chứng chai chân, bôi ngày 2 lần, đôi tuần gót đỏ.
4. Rễ cây Đu đủ, đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối, bay mùi hôi chân.
5. Cọng lá Đu đủ, sắc trị ung thư, họng hầu thêm Xả, phối dăm lát gừng, thêm nắm lá hẹ, cho chứng tiền liệt, dùng dài tháng liền, còn tiền hết bệnh.
 
6. Chữa di, mộng, hoạt tinh. Trái Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
 
7. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất ... Thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.
 
8. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực 
(Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng, vỏ quýt lâu năm 20g, vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao, bách bộ 12g, phèn phi 12g) tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần. Trẻ em 1-5 tuổi mỗi lần 1-4g, 6-10 tuổi mỗi lần 5 - 8g.
 
Các bài thuôc chữa bệnh từ hoa cây đu đủ
 
9. Chữa tan Đờm : 
Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.
 
10. Chữa Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước 
dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần , giúp ngủ ngon
 
11. Chữa Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.
 
12. Chữa Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu 
cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).
 
13. Chữa Trị đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương 
15g, câu kỳ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống.
 
14. Chữa sỏi thận
Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thận hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên lọc cặn bả nước uống hằng ngày
 
15. Chữa Trị mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp mổi ngày liên tục sẻ hiệu quả
 
16. Chữa ít sửa ..Sau khi sanh ăn canh đu đủ hầm giò heo thường , sẻ lợi sửa
 
17. Chữa Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
 
18. Chữa Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 ngày.
 
19. Chữa Trị tỳ vị hư yếu (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
 
20. Chữa Trị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.
 
21. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.
 
22. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ với nước đu đủ, bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
 
23. Giúp sáng mắt: Những người lớn tuổi nên ăn khoảng 3 phần đu đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như suy giảm thị lực vì đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.
 
Các bài thuôc chữa bệnh từ quả đu đủ
 
24. Làm đẹp da: Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.
 
25. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.
 
26. Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.
 
27. Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.
 
28. Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.
 
29. Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
 
30. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. Ăn thường xuyên sẻ khỏi ..
 
31. Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống
 
32. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
 
33. Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận...( liều lượng hỏi mua rễ đu đủ nhà thuốc nam họ sẻ chỉ dẩn cặn kẻ )
 
34. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày
 
35. Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...
 
36. Chữa cá đuối cắn.
Rễ đu đủ đực tươi 30g , Muối ăn 4g.Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngay sau khỏi hẳn ( kinh nghiệm nguời miền Nam).
 
37. Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.
 
 
 
38. Chữa viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần
39. Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
 
40. Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.
 
42. Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.
 
43. Chữa rắn cắn . 
Rễ đu đủ đực 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt, tất cả giã nhỏ cho nước vào trộn đều gạn nước cho người bị rắn cắn uống. (Lưu ý chỉ sử dụng kết hợp hay đơn độc khi điều kiện của y tế không có, vì có những loại rắn cực độc có thể tử vong ngay chưa kịp đưa đến cấp cứu , trị liệu).
 
44. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.
45. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ hay dầu ôliu với nước đu đủ, bôi lên vết loét .
 
------------------------------------------------------
BÀI THUỐC  3  CHỮA SỎI THẬN TỪ DỨA DẠI
 
Cây dứa dại vị thuốc tốt cho người bệnh sỏi thận 
 
Cây dứa dại là một vị thuốc quý mọc xung quanh ta, ngoài tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, cây còn là một cây được sử dụng nhiều trong đời sống chúng ta.
Giá: 100.000đ/Kg
 0978.78.4411  MUA THUỐC
Chúng ta đã rất quen với các vị thuốc như: Kim tiền thảo, cây râu mèo, hạt chuối hột, mã đề trong điều trị bệnh sỏi thận. Song dường như vẫn có rất ít người biết đến và sử dụng cây Dứa dại. Đây cũng là một vị thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sỏi thận rất tốt.
 
Nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vị thuốc này :
 
Tên khác của dứa dại
 
Dứa gai, dứa gỗ
 
Tên khoa học
 
Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa dại Pandanaceae.
 
Khu vực phân bố
 
Cây mọc hoang ở bờ suối, ven đê. Ngoài ra dứa dại còn được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào để ngăn châu bò. Nhiều nơi còn trồng dứa dại để lấy lá dệt đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa dại còn được dùng để ăn.
 
Bộ phận dùng
 
Búp lá non, rễ và quả.
 
Cách chế biến và thu hái
 
Đọt non, quả và rễ được dùng làm thuốc. Rễ lấy về ( rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
 
Quả hái về thái mỏng phơi hoặc sấy khô sử dụng
 
 
Cây dứa dại
* Công dụng
 
Đọt non và rễ dứa dại được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, thông tiểu tiện và lòi dom
Quả dứa dại khô rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị bẹn
------------------------------------------------------
BÀI THUỐC  4  CHỮA SỎI THẬN TỪ CHUỐI HỘT
Chủ trị : sỏi thận 
 
Dược vị : Chuối hột
 
BIỂU HIỆN
 
Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.
 
CÔNG THỨC
 
 chuối hột
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Để phát huy hết công dụng của chuối hột trong việc chữa bệnh thận thì nếu trong vườn nhà bạn có sẵn cây chuối hột đem về tách lấy hạt hoặc đề nguyên thịt cắt thành những lát mỏng đem phơi khô và sao vàng cho thơm.
Thế là chúng ta đã có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ sẵn để dùng lâu dài rồi. Còn nếu nhà bạn ở thành phố thì có thể ra chợ mua nguyên liệu về dùng cũng được.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Bạn có thể chữa bệnh bằng chuối hột theo 2 cách sau:
Bài 1: Chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ sau đó làm theo một trong hai cách sau:
- Sắc với ba bát ăn cơm nước lấy một bát, uống lúc còn nóng, lúc no. Mỗi lần một bát, ngày 4 bát.
- Cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3 – 4 ấm. Chỉ cần uống trong một thời gian ngắn, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Bài 2: Chuối hột già còn xanh (nhiều, ít tuỳ), thái thành từng khoanh mỏng, sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần. Sau hai tháng uống liên tục, sỏi có thể tan hết, thận trở lại bình thường.
 
KIÊNG KỴ
 
Kiên thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. 
Bài thuốc này chúng ta chỉ dùng chữa những sỏi dưới 7mm thôi nhé. Nếu sỏi lớn hơn thì các bạn nên đi khám để tìm cách chữa trị thích hợp.
 
------------------------------------------------------
 
------------------------------------------------------
 
DẠ DÀY TÁ TRÀNG
 
Chủ trị : thể suy nhược , lao phổi , thanh nhiệt , bệnh béo phì , dạ dày ợ chua , tiêu tích , hóa đàm , tụ máu , bầm tím 
 
Dược vị : Sò huyết
 
BIỂU HIỆN
 
Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.
 
CÔNG THỨC
 
Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Hoặc lấy thịt sò phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần. Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng. Cách làm bột vỏ sò: vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới tán bột mịn.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Có nước sò béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị
Bột mịn uống mỗi lần 2 – 4g
Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh
Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: thịt sò huyết 100g,  lá hẹ 100g  ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.
Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.
Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: uống bột vỏ sò 12 – 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.
Chữa đại tiện ra máu: ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.
Chữa cam răng: uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa tụ máu, bầm tím: ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.
 
------------------------------------------------------
 
CHỮA TIỂU ĐƯỜNG VỚI CHUỐI HỘT
 
Chủ trị : tiểu đường 
 
Dược vị : chuối hột
 
BIỂU HIỆN
 
Bệnh tiểu đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,liệt dương…"
 
CÔNG THỨC
 
Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột.
Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp nên thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng.
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Rửa sạch, giã nát, ép.
Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp nên thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng. 
Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. 
Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.
Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.
 
------------------------------------------------------
 
 
NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỰ CHỮA UNG THƯ VÒM HỌNG CHỈ TỪ 2 VỊ THUỐC ĐƠN GIẢN
 
Chủ trị : ưng thư vòm họng 
 
Dược vị : bạch hoa xà thiệt thảo , bán chi liên , Cây xạ đen
 
BIỂU HIỆN
 
đã kiểm tra
Cuối năm 2011, ông Nguyễn Xuân Hảo (SN 1957, thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ)  thấy người mệt mỏi kèm theo các biểu hiện ho, sốt, đau họng và ù tai nên đi khám. Kết quả cho thấy ông chỉ bị viêm họng và viêm tai mãn. 
 
Bác sĩ kê đơn thuốc cho ông về điều trị tại nhà. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, ông thấy bệnh tình cũng đỡ đi nhiều. Bẵng đi một thời gian, đến đầu năm 2012 thì "án tử" chực chờ trong ông từ lâu mới bùng phát.
 
Ông Hảo cho biết: "Hôm đó, tôi đi đám miếu nhà người quen, tự dưng thấy người mệt mỏi, tai ù đi, không nghe thấy gì cả. Ngay hôm sau, tôi ra phòng khám gần nhà kiểm tra và kết luận là bị viêm tai có mủ, tôi lấy thuốc về uống nhưng không thấy có chuyển biến".
 
Người nhà giục giã, 2 ngày sau ông xuống phòng khám tư nhân uy tín ở Mễ Trì – Hà Nội khám lại. Khám xong họ hẹn ông 3 ngày quay lại có kết quả và kê cho ông thuốc mang về nhà điều trị. Đúng hẹn, 3 ngày sau ông có mặt tại phòng khám. Các bác sĩ khuyên ông nên đến Bệnh viện K lấy mẫu tế bào để kiểm tra.
 
Nhìn thái độ của các bác sĩ tại phòng khám và linh tính mách bảo sức khỏe mình không ổn, ông cùng gia đình đến ngay Bệnh viện K. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bệnh viện hẹn ông 4 ngày sau quay lại lấy kết quả.
 
 
Vẻ mặt thất kinh, ông Hảo nhớ lại: "Chắc tôi sẽ không thể quên được cái ngày định mệnh đó. Tôi và vợ ngồi trong căn phòng nhỏ, lo lắng chờ đợi kết quả. Bác sĩ nhìn tôi vẻ cảm thông, ái ngại và khuyên tôi phải hết sức bình tĩnh khi biết bệnh tình. Tôi bảo thực ra từ hôm lấy tế bào xét nghiệm, tôi đã xác định rồi, anh cứ nói đi, tôi ổn. 
 
Bác sĩ thông báo tôi bị ung thư vòm họng, vợ tôi ôm mặt khóc. Dù đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống này nhưng nói thật tôi vẫn bị sốc, cảm thấy mọi thứ như sụp đổ, chấm hết"…
 
Bệnh tật mắc rồi thì phải chữa chạy, "còn nước còn tát", có bệnh vái tứ phương. Nghĩ vậy nên sau khi bình tâm, hai vợ chồng ông Hảo nhờ bác sĩ tư vấn hướng điều trị cụ thể. Bác sĩ nói rõ, ông Hảo mắc ung thư vòm vọng giai đoạn I, để việc điều trị có hiệu quả, trước tiên tư tưởng phải lạc quan và thoải mái. Bác sĩ cũng khuyên ông nên tới khoa Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
 
"Thần dược" trị u
 
Ngay sau đó, ông cùng vợ về Phú Thọ thu xếp công việc ở nhà để chuẩn bị nhập viện. Vài ngày sau, ông Hảo nhập viện và bắt đầu điều trị. Thời gian đầu, do tâm lý bi quan và ảnh hưởng của việc xạ trị, ông Hảo rất yếu, không ăn uống được. Ngày nào ông cũng chỉ ăn được một chút cháo cầm hơi, cháo phải ninh nhừ rồi xay thật nhuyễn. 
 
Một ngày ông phải truyền 8 chai hóa chất và điện giải, bệnh nhân ở viện đông, giường nằm không có, chỗ ngồi tìm được cũng khó. Hết trải chiếu nằm đất rồi lại ngồi dựa tường, vất vả đủ đường. Ròng rã như vậy 2 tháng trời, nhiều lúc ông bi quan, chán nản muốn buông xuông tất cả, nhưng nhìn vợ con vất vả, khổ sở vì mình, ông lại tự động viên mình cố gắng chiến đấu với bệnh tật.
 
Sau 2 tháng kể từ ngày nhập viện điều trị, ông Hảo được chuyển chế độ điều trị, vừa điều trị ở nhà vừa điều trị ở bệnh viện. Cách 2 tuần ông lại tái khám một lần. Cả quá trình điều trị kéo dài 8 tháng. Về nhà, ông Hảo vẫn cảm thấy mệt mỏi, gầy còm, rất yếu, không làm được gì cả. 
 
Không đi được xe máy và xe đạp vì chóng mặt, chỉ đi một lúc là lại bị ngã… Nghĩ mình chết "mười mươi", ông bi quan lắm. Ông cùng vợ bàn bạc và quyết định chuyển hướng sang thuốc Nam thử xem sao. Ông không ngờ rằng quyết định này của mình là bước ngoặt trong cuộc chiến đấu với bệnh tật, tìm ra "thần dược"chữa bệnh ung thư vòm họng cho bản thân.
 
Sau khi tham khảo các bài thuốc công hiệu với căn bệnh của mình, ông quyết định dùng 2 loại thảo dược chính là bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo. Cách sắc thuốc của ông cũng rất đơn giản, như sau: Bạch hoa xà thiệt thảo 2 lạng (75g), bán chi liên 1 lạng (37g) (lạng ở đây là đơn vị đo lường từ thời Đông Hán). Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2 giờ, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần. Uống nguội, lúc đói bụng.
 
Sau khi kiên trì dùng thuốc Nam có thành phần là 2 loại thảo dược trên, ông thấy bệnh tình thuyên giảm hẳn, cơ thể dần khỏe lại. Chưa hết, ông còn tích cực luyện tập, đọc báo nghe đài, xem ti vi để có thêm những hiểu biết về căn bệnh của mình. Đó cũng là cách để ông có thêm niềm tin và quyết tâm chống trọi lại bệnh tật.
 
 
Song song với việc dùng thuốc Nam, ông Hảo vẫn liên tục đi kiểm tra sức khỏe xem tình hình bệnh tật chuyển biến ra sao nhằm có hướng điều trị tiếp tục. Kết quả khám gần đây nhất vào tháng tư cho thấy các tế bào ung thư vòm họng của ông đã nằm im, không có dấu hiệu phát triển. 
 
Ông Hảo cũng chia sẻ thêm, vài tháng trở lại đây ngày nào ông cũng uống nước được nấu từ lá xạ đen kết hợp ăn uống khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhờ đó, ông thấy minh mẫn và khỏe mạnh hơn.
 
"Đối với loại bệnh nan y này, quan trọng nhất là bản thân phải quyết tâm, dám đương đầu và chống trọi với bệnh tật bằng tinh thần lạc quan…", ông Hảo nói. 
 
 
 
CÔNG THỨC
 
 Bạch hoa xà thiệt thảo 2 lạng (75g), bán chi liên 1 lạng (37g)
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2 giờ, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Uống nguội, lúc đói bụng.
 
CÂU CHUYỆN
 
Khi bác sĩ thông báo bị ung thư vòm họng, ông Hảo bị sốc, cảm thấy mọi thứ như chấm hết. Nhưng nhờ sử dụng hai loại thảo dược quý, dễ tìm, ông đã thoát khỏi căn bệnh ung thư vòm họng hành hạ trong suốt 4 năm trời.
 
HIỆU QUẢ THEO PHẢN HỒI
 
Khi bác sĩ thông báo bị ung thư vòm họng, ông Hảo bị sốc, cảm thấy mọi thứ như chấm hết. Nhưng nhờ sử dụng hai loại thảo dược quý, dễ tìm, ông đã thoát khỏi căn bệnh ung thư vòm họng hành hạ trong suốt 4 năm trời.Sau khi kiên trì dùng thuốc Nam có thành phần là 2 loại thảo dược trên, ông thấy bệnh tình thuyên giảm hẳn, cơ thể dần khỏe lại.Song song với việc dùng thuốc Nam, ông Hảo vẫn liên tục đi kiểm tra sức khỏe xem tình hình bệnh tật chuyển biến ra sao nhằm có hướng điều trị tiếp tục. Kết quả khám gần đây nhất vào tháng tư cho thấy các tế bào ung thư vòm họng của ông đã nằm im, không có dấu hiệu phát triển. 
 
Ông Hảo cũng chia sẻ thêm, vài tháng trở lại đây ngày nào ông cũng uống nước được nấu từ lá xạ đen kết hợp ăn uống khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhờ đó, ông thấy minh mẫn và khỏe mạnh hơn.
 
------------------------------------------------------
 
BỘT GẠO LỨT RANG TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
 
CÔNG THỨC
 
Gạo lứt rang chín, xay nhuyễn
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Bột gạo lứt rang: Rang gạo cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, là được (không cần nở bung hết, chỉ một số hạt thôi).
Trà gạo lứt: Mua gạo lứt đỏ, vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phộng vậy) là được. Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẵn một miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào cái hũ có nắp kín để bảo quản. Mỗi ngày, bạn múc vài muỗng gạo lứt rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bệnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ nhất, bạn lại chế nước sôi vào lần hai, rồi lần ba. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống.
Cốm gạo lứt: Gạo lứt vo thật sạch, nấu thành cơm. Để nguội, bóp rời ra, phơi khô, sau đó rang lên. Bây giờ hạt gạo trở thành cốm, giòn tan, ăn rất ngon.
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
/Mỗi ngày uống ít nhất 2 lần. Mỗi lần 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang, chế vào 200cc nước sôi, khuấy tan bột, đậy lại 10 phút sau thì uống được. Uống loãng loãng thôi, đừng pha đặc như cháo, khó uống). Hoặc nước trà gạo lức rang (uống thoãi mái, tùy thích). Sau khi uống hết 3-4 kg bột, khi cơ thể đã khỏe, nhanh nhẹn, thì uống ít đi hoặc vẫn uống như cũ. (cũng tùy thích).     Bột gạo lức rang và nước trà gạo lức, dùng tốt cho mọi người. Có bịnh hay không có bịnh, dùng cho nam-phụ-lão ấu.
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC TRỊ LỞ MIỆNG BẰNG CÙI DỪA
 
Dược vị : cùi dừa
 
BIỂU HIỆN
 
+ Giai đoạn đầu: Xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niên mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử
 
+ Giai đoạn ổ hoại tử: Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa. 
 
+ Giai đoạn ổ loét  Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ  5 - 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.
 
CÔNG THỨC
 
cùi dừa
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
nghiền nát chúng sau đó ép lấy nước
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Sử dụng nước ép từ những mảnh cùi dừa để súc miệng thường xuyên
 
------------------------------------------------------
 
CHỮA MẤT NGỦ LÂU NGÀY HIỆU QUẢ VỚI ĐẬU XANH
 
Mất ngủ là hiện tượng cơ thể  khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
 
 Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ . Phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn đàn ông nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone. Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi.
 
 
 
CÔNG THỨC
 
50gram đậu xanh
10 gram đường phèn
200ml nước
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
 
------------------------------------------------------
 
BÀI THUỐC HẠ MEN GAN CAO
 
Chủ trị : men gan cao , viêm gan 
 
Dược vị : Dứa gai , diệp hạ châu , Cỏ mực , Rau má
 
BIỂU HIỆN
 
Khi tế bào gan bị viêm, hư hại ( hiểu nôm na là gan có bệnh) thì chất này tăng lên, hòa vào trong máu nên khi xét nghiệm máu nếu thấy chất này tăng thì chứng tỏ gan đang bị tổn thương. Khi gan bị tổn thương dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn bình thường. Do đó, để đánh giá mức độ bệnh gan,luôn xét nghiệm men gan dường như là bắt buộc trong các bệnh lý về gan.
 
Nếu men gan tăng từ 1- 2 lần hơn chỉ số bình thường như phía trên có ghi là mức độ nhẹ. Tăng 2- 5 lần như trên là mức độ trung bình,. Tăng trên 5 lần giới hạn bình thường như phía trên là mức độ nặng.
 
Men gan có thể tăng lên đến 3000 U/L trong viêm gan virus cấp hoặc viêm gan do thuốc. Ở bệnh nhân suy gan cấp hay sốc gan thì men gan có thể tăng đến 5000 U/L.
 
Mức độ tăng men gan có thể tương quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan. Nếu để lâu ngày tình trạng men gan cao có thể sẽ dẫn đến những bệnh khác như xơ gan, ung thư gan...
 
 
 
CÔNG THỨC
 
Gan heo tươi…………………100gram
 
 
-     Dứa gai .......................100gram (còn có tên khác là dứa dại, xem hình). (Mua ở tiệm thuốc đông y) có thể thay thế bằng 1/4 trái khóm cũng được nhưng chỉ tạm thay thôi vì dứa gai tốt hơn)
 
-      Chó đẻ khô…………………..100gram ( Mua ở tiệm thuốc đông y)
 
-      Cỏ mực tươi………………….200gram (mua ở chổ những người bán đồ nấu nước mát hay chổ bán đồ xông, dặn người bán kiếm dùm cho mình. Nếu không có tươi thì mua cỏ mực khô ở các cửa hàng thuốc đông y, lượng dùng giảm lại còn 100gram)
 
-       Rau má vườn (loại lá nhỏ)………100gram
 
CÁCH BÀO CHẾ
 
Gan heo: Cần ngâm gan Heo trong nước muối từ 10 phút đến nữa giờ đồng hồ, để gan phân hủy hết chất độc rồi mới cắt lát mỏng cho vào nồi.
 
Dứa dại: chẻ làm 4. Những nguyên liệu khác rửa sạch sau đó cho tất cả vào nồi, thêm vào 4 chén nước sạch, bắt lửa riu riu nấu cho cạn lại còn 1 chén
 
CÁCH SỬ DỤNG
 
Chén thuốc đầu uống trước bửa cơm trưa, sau đó cho thêm 3 chén nước sạch vào nồi nấu lại lần nữa cho cạn còn 1 chén, chén thuốc thứ nhì này uống trước bửa cơm chiều.
 
------------------------------------------------------
 

 


Trường ( Zalo 0898 265 2.. ) - ( ĐT 0937 ) - TS 8267 / 8265 - ĐH 6549 / 6550 / 7257 - MABV 3216 / 61 - 3217 / 61